Việc chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ lười ăn là nỗi vất vả của nhiều bậc phụ huynh. Khi bé mắc chứng lười ăn chậm lớn, bạn thường có xu hướng ép con ăn. Việc này thường không mang lại nhiều kết quả khả quan. Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân chứng biếng ăn, hậu quả của việc ép con ăn để có giải pháp phù hợp.
Nguyên nhân trẻ lười ăn?
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ không tốt
Tình trạng sức khỏe của trẻ không tốt là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn hơn ngày bình thường. Khi trẻ bị ốm, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đắng miệng và lười không muốn ăn thậm chí nôn trớ trong và sau khi ăn. Vì thế, các bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện hàng ngày của bé thường xuyên hơn, nếu như trẻ có xuất hiện những dấu hiệu ho, sổ mũi, sốt nhẹ,… hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ thay vì ép con ăn để tránh trường hợp khi bệnh đã nặng thêm và có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.
2. Thực đơn không hợp khẩu vị của bé
Một thực đơn với đầy đủ các chất dinh dưỡng chuẩn khoa học là cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ không muốn ăn những món ăn này. Khi không hợp khẩu vị, trẻ sẽ lười ăn, và khi bố mẹ lại bắt hay thúc ép con ăn, vô tình việc đó sẽ khiến trẻ bị áp lực trong mỗi bữa ăn dẫn đến tâm lý lười ăn, sợ hãi việc ăn uống.
Nhiều trẻ khi bị bố mẹ ăn sẽ tìm cách chống chế bằng cách ngậm thức ăn trong miệng, thậm chí là khi đã ngủ trẻ vẫn ngậm đầy miệng thức ăn điều này không chỉ làm trẻ lười ăn chậm lớn mà còn dẫn đến hàng loạt liên quan đến vấn dinh dưỡng.
3. Trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn
Vào các bữa phụ nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng no căng bụng trong bữa chính và trẻ sẽ có xu hướng chán ăn và bỏ bữa.
Bên cạnh đó, các món ăn vặt thường rất nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Điển hình như các món: Bánh kẹo, snack, khoai tây chiên… Những món ăn này nhiều chất tạo ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ và tinh bột, sẽ gây hại về thể chất và trí não của bé. Khi trẻ ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ gây ra vấn đề răng miệng như sâu răng hay những vấn đề sức khỏe khác như: Rối loạn tiêu hoá, táo bón, béo phì, loãng xương, các vấn đề về tim mạch và có thể là nguy cơ gây bệnh ung thư sau này.
4. Trẻ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Hiện nay, trẻ em là đối tượng dễ gặp tình trạng thiếu hụt các loại khoáng chất như: Kẽm, selen sẽ khiến bé cảm thấy không ngon miệng và lười ăn chậm lớn. Nếu như không được bổ sung kịp thời những dưỡng chất cần thiết, trẻ lười ăn trong thời gian dài sẽ gây suy dinh dưỡng, còi cọc, lười ăn chậm lớn và chậm phát triển trí não.
5. Trẻ quá hiếu động
Việc trẻ hiếu động là dấu hiệu tốt cho thấy trẻ có khả năng vận động và tư duy tốt. Tuy nhiên nếu trẻ quá ham chơi dẫn đến bỏ ăn là nguyên nhân thường thấy nhất ở những đứa trẻ lười ăn. Sự mất tập trung trong ăn uống bởi những tác động xung quanh dần sẽ thành thói quen gây ra tình trạng lười ăn chậm lớn ở trẻ.
Cần làm gì khi trẻ lười ăn?
Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng lười ăn ở trẻ em? Để khắc phục tình trạng lười ăn chậm lớn của trẻ, bà mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau:
1. Không nên kéo quá dài thời gian
Bố mẹ nên dự tính một khoảng thời gian nhất định và yêu cầu trẻ chỉ ăn trong thời gian này. Thực tế nhiều bé ăn từ sáng đến trưa mới xong, ăn trưa kéo dài đến chiều. Cả ngày cứ thế toàn là ăn, mà có nhiều nhặn gì đâu. Bố mẹ mệt mỏi là bé thì cũng chán ăn không kém.
Việc xác định thời gian cho bé, không nên kéo dài quá 30 phút, giúp trẻ tập trung vào bữa ăn, sau đó thì sẽ không ăn nữa. Nếu trẻ ăn ít quá thì sau đó có thể bổ sung thêm cho trẻ sữa chua, hoa quả hoặc những thức ăn có chất dinh dưỡng khác. Hoặc bạn có thể cố gắng cho trẻ ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.
2. Không nên ép trẻ ăn
Không ép con ăn khi trẻ không muốn ăn. Nếu trẻ ăn quá ít, bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3-4 bữa. Mỗi lần chỉ cần cho con ăn 1 chén nhỏ cơm, hoặc cháo, bột là được, không nên ăn quá nhiều. Có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, váng sữa vào những bữa phụ sau đó.
3. Thay đổi món ăn, cách chế biến
Bố mẹ có thể thiết kế thay đổi cách chế biến, không nên ép con ăn mãi một món ăn gây cảm giác nhàm chán. Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm dần, ăn cơm nát, mì cắt nhỏ… đánh giá xem trẻ có ăn ngon miệng hơn không. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho trẻ ăn cháo, bột, chuối xay, củ xay… tốt nhất nên để trẻ tự xúc ăn, hoặc hướng dẫn trẻ tự xúc ăn.
Nếu mẹ không có nhiều thời gian, có thể chuẩn bị thức ăn cho cả tuần nhưng không nên hấp chín, chỉ nên sơ chế (như bóc vỏ tôm, xay nhỏ thức ăn, chia nhỏ khẩu phần ăn từng bữa), sau đó để đông đá. Gần đến bữa thì rã đông bằng cách để xuống ngăn mát rã đông dần, như vậy sẽ không bị mất chất và tạo cảm giác ngon miệng hơn cho món ăn.
4. Khoảng cách giữa các bữa ăn
Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 -5 tiếng bởi:
- Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác lối.
- Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.
- Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.
5. Không dùng đồ ăn làm phần thưởng
Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “bé biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…
7. Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới
Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mê ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.
8. Bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng sữa non Natrumax Baby
Sữa non Natrumax baby dùng cho trẻ từ 1-10 tuổi. Đặc biệt là trẻ ốm yếu, biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi, hay ốm vặt, trẻ chậm tăng cân. Cha mẹ có thể dùng để thay thế bữa ăn phụ, bổ sung cho chế độ ăn hàng ngày thiếu vi chất dinh dưỡng. Từ đó sức đề kháng và chiều cao của bé sẽ tăng trưởng tốt, giúp ăn ngon miệng và tăng cân hiệu quả.
Bạn thấy đó, có rất nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn. Để khắc phục hiệu quả rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ một cách chu đáo và khoa học. Khi thấy con biếng ăn, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và đặc biệt chú ý đến yếu tố tâm lý và dinh dưỡng để giúp con vượt qua.