Bệnh nhân tiểu đường rất quan trọng chế độ ăn uống bởi chúng có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hoặc thuyên giảm. Thực phẩm cho người tiểu đường cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp năng lượng và quan trọng không làm tăng lượng đường huyết. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường cần biết.
1. Đôi nét về bệnh tiểu đường
Sau bữa ăn, hàm lượng carbohydrates từ thực phẩm sẽ được chuyển hóa sang đường glucose. Sau đó chúng sẽ hấp thụ tại ruột rồi hòa tan vào máu. Lúc ấy, tuyến tụy sẽ tiết ra 1 hormone tên là insulin giúp điều chỉnh lượng glucose trong máu.
Khi khả năng làm việc của insulin bị trục trặc hay đường glucose tăng quá sức làm lượng đường bị dư thừa trong máu. Khi hàm lượng đường trong máu tăng cao quá mức cho phép thì được xem là tiểu đường.
Tiểu đường hay đái tháo đường là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa lượng carbohydrate. Nguyên nhân do tuyến tụy sản sinh không đủ hormone insulin hay do hormone này bị giảm khả năng ảnh hưởng trong cơ thể làm cho lượng đường trong máu luôn vượt mức cho phép.
2. Chế độ ăn đối với bệnh nhân tiểu đường
2.1. Tầm quan trọng của chế độ ăn hợp lý
Người bệnh tiểu đường bên cạnh việc sử dụng thuốc giúp kiểm soát glucose trong máu thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng:
Duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, hạn chế suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem. Những bệnh nhân mắc tiểu đường thường sợ ăn uống, kiêng cử nhiều món về lâu dài khiến cơ thể bị thiếu hụt làm ảnh hưởng đến việc chữa trị bệnh.
Ngăn chặn tình trạng tăng lượng đường huyết do chọn sai thực phẩm như ít ăn cơm nhưng dùng nhiều miến hay ăn khoai củ nhiều. Nguyên nhân do bệnh nhân không được tư vấn về những thực phẩm cho người tiểu đường nên dùng.
Hạn chế việc sử dụng thuốc: nếu người bệnh dùng thực phẩm khoa học có thể kiểm soát được glucose máu và sẽ hạn chế được việc sử dụng thuốc.
2.2. Nguyên tắc dinh dưỡng trong việc điều trị
- Hạn chế biến chứng: chế độ dinh dưỡng ít glucose có thể hạn chế được việc xuất hiện những biến chứng. Nhiều người cho rằng nếu glucose máu cao sẽ dễ gây ra biến chứng cấp tính.
- Cung cấp đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, các vitamin và chất khoáng, uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh làm tăng lượng đường huyết sau bữa ăn.
- Tránh làm giảm lượng đường huyết xa bữa ăn.Duy trì mức cân nặng hợp lý.
- Tránh làm gia tăng những yếu tố nguy cơ: rối loạn lipid máu, thận bị tổn thương,…
- Phù hợp với sở thích ăn uống của người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường
2.3. Bữa ăn của bệnh nhân cần lưu ý những gì?
Chia khẩu phần ăn thành các bữa ăn nhỏ. Bên cạnh 3 bữa ăn chính vào sáng trưa tối, người bệnh có thể dùng thêm các bữa phụ. Việc chia nhỏ thế này giúp ổn định mức đường huyết, không làm chúng tăng hoặc giảm đột ngột.
Xây dựng chế độ ăn khoa học để giữ mức cân nặng ổn định.
Thức ăn cho bệnh nhân tiểu đường không được thái quá nhỏ hoặc đun quá lâu làm cho cơ thể tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng khiến đường huyết tăng lên sau bữa ăn.
Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng các chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất,… cần thiết với mức độ an toàn, hợp lý.
3. Thực phẩm cho người tiểu đường khuyên dùng
3.1. Các loại thực phẩm
Bệnh nhân tiểu đường phải biết được mình nên ăn những gì và kiêng gì để bảo vệ sức khỏe. Những thực phẩm cho người tiểu đường cần phải biết là:
Nhóm đường bột: các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đỗ, loại gạo còn vỏ cám,… được nấu bằng cách hấp, luộc không nên rán hay xào. Các loại thực phẩm cho người tiểu đường như khoai sắn chứa nhiều tinh bột thế nên không được ăn quá nhiều hoặc giảm ăn cơm.
Nhóm thịt cá: các loại cá, thịt nạc hay thịt gia cầm cần được bỏ da, bỏ mỡ và chế biến bằng cách luộc, hấp để giảm tối đa lượng mỡ.
Nhóm chất béo, đường: loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa được khuyến khích trong bữa ăn của bệnh nhân như dầu đậu nành, dầu cá, dầu oliu,…
Nhóm rau: rau là thực phẩm cần được bổ sung nhiều trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường và không nên dùng các loại sốt chứa chất béo
Hoa quả: bệnh nhân tiểu đường cần ăn nhiều các loại trái cây tươi, không nên dùng thêm các loại kem, sữa. Lưu ý hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường như sầu riêng, xoài, hồng,…
3.2. Các chất dinh dưỡng cần thiết
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, tỉ lệ của các thành phần sản sinh năng lượng trong thức ăn mỗi ngày cần được xác định như sau giúp bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong cơ thể:
Protein: hàm lượng protein cần đạt khoảng 15 – 20% năng lượng trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Lipit: tỉ lệ chất béo cần chiếm 25% trong năng lượng khẩu phần ăn và không nên cao hơn 30%, hạn chế những axit béo bão hòa có tác dụng ổn định lượng đường huyết, phòng tránh xơ vữa động mạch.
Gluxit: tỷ lệ gluxit nên đạt mức 50 – 60% trong tổng số năng lượng khẩu phần ăn. Nên chọn các loại thực phẩm như: gạo lứt, bánh mì đen,..